Mùa đông đã đến với đợt gió lạnh cùng những giấc ngủ ngon đến mức bạn chỉ muốn ôm chăn trên giường cả ngày. Và mùa đông cũng đến cùng với những cái ngáp ngắn ngáp dài bất kể khi nào, khiến bạn uể oải, khó tập trung làm việc. 

Cùng Doctor Anywhere tìm hiểu xem mùa đông đã ếm lá bùa gì lên cơ thể chúng ta và cách để xoá bỏ “lời nguyền” uể oải này nhé!

1, Ánh sáng

Dù bạn có chịu thức dậy hay không thì cơ thể bạn vẫn luôn chào ngày mới mỗi khi mắt bạn cảm nhận được ánh sáng mặt trời. Nhưng khi mùa đông tới, ngày ngắn đi và đêm dài hơn khiến chúng ta thèm ngủ nhiều hơn. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi không được “nạp” đủ năng lượng mặt trời. Với thời gian trời tối dài hơn, nồng độ serotonin giảm và lượng melatonin được cơ thể tiết ra tăng, khiến bạn mệt mỏi, uể oải nhiều hơn khi trời sẩm tối.

*Melatonin là hormone tiết ra bởi tuyến tùng, giúp kích thích trạng thái buồn ngủ, và là chất giúp bạn dễ ngủ tự nhiên. Melatonin thường được dùng để điều hoà giấc ngủ, điều khiển đồng hồ sinh học tự nhiên, nhưng không phải là thuốc ngủ.

2, Nhiệt độ

Vào ban ngày, mắt tiếp nhận ánh sáng mặt trời và một chuỗi phản ứng dẫn truyền thần kinh kích thích cơ thể sản sinh, giúp bạn năng động hơn, nhiệt độ cơ thể sẽ được duy trì ở mức bình thường, tiếp thêm năng lượng cho bạn hoạt động một ngày dài.

Khi trời nóng, chúng ta thường lăn lộn trên giường, khó mà ngủ được. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy rằng, nhiệt độ môi trường trong mùa lạnh giảm giúp bạn dễ vào giấc hơn. 

Vào buổi tối, và đặc biệt là lúc bạn sắp ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống để cơ thể dễ vào giấc ngủ hơn. Với lượng melatonin tuyến tùng tiết ra, kết hợp với nhiệt độ cơ thể hạ, mắt díu lại là lời nhắn nhủ cơ thể: Đến giờ đi ngủ rồi.

nhiệt độ mát giúp dễ ngủ hơn

18°C là nhiệt độ môi trường lý tưởng nhất để ta có một giấc ngủ 10 điểm. Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, bạn đừng để nhiệt độ máy sưởi quá cao, hay đắp chăn quá nóng, bởi cơ thể cần được “làm mát” để dễ đi vào trạng thái nghỉ ngơi đó.

Tuy bạn sẽ dễ ngủ vào mùa đông nhưng

  • Ăn nhiều vào bữa tối khiến bạn khó ngủ, do dạ dày phải làm việc vất vả, và việc tiêu hoá sẽ ảnh hưởng đến cả các chức năng khác đấy.
  • Stress về công việc, học tập, những bữa tiệc cuối năm cũng có thể khiến chất lượng giấc ngủ giảm xuống. 
  • Không khí khô trong phòng ngủ (do máy sưởi) có thể khiến hô hấp khó khăn, bạn thở bằng mồm dẫn đến tình trạng nghỉ thở, ngáy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và người khác.
  • Đắp chăn quá ấm, hay để nhiệt độ phòng khá cao có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn khi ngủ.

Vài tips giúp bạn có giấc ngủ chất lượng

  • Ăn uống hợp lý, không nên ăn quá no trước khi ngủ 
  • Lên lịch tập thể dục đều đặn để thúc đẩy trao đổi chất, kích thích cơ thể tiết ra endorphine, giúp bạn tỉnh táo và vui vẻ hơn
  • Nếu không khí quá khô, có thể để máy tạo độ ẩm để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn 
  • Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, tăng serotonin và giảm lượng melatonin mà cơ thể tiết ra
  • Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, không nên nằm cố khi đã tỉnh ngủ bởi ngày ngắn đi vào mùa đông sẽ dễ khiến ta cảm thấy stress khi không hoàn thành hết công việc vào ban ngày.

sắp xếp thời gian hiệu quả

Lưu ý rằng

Dù việc “sống chậm” hơn vào mùa đông là điều bình thường ở huyện mà ai cũng gặp phải nhưng có một vài vấn đề sức khoẻ khác mà bạn cần lưu tâm như trầm cảm theo mùa, thiếu máu,…

Nếu những mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên thăm khám bác sĩ để có được những tư vấn kịp thời.

Nhập mã DAWELCOME trên ứng dụng Doctor Anywhere để được miễn phí ca tư vấn đầu tiên với các bác sĩ chuyên khoa uy tín nhé!

Download ngay ứng dụng tại:
Hệ điều hành iOS: https://apple.co/32hsYQl
Hệ điều hành Android: https://bit.ly/32fqQZu

Nguồn: NHS, amerisleep, Men’s Journal, sleepdr, patient.info

Ảnh: Freepik

Xem thêm:

  • 4 tips giúp da mặt bạn rạng rỡ mỗi ngày
  • 6 nghi thức bạn nên làm mỗi sáng để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình
  • 5 ứng dụng giúp bạn sống healthy & balance
  • 6 mùi hương giúp bạn làm việc, học tập năng suất hơn