Bố mẹ có nên ép ăn khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ không phải là tình trạng lạ lẫm gì với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, đây vẫn là nỗi trăn trở, lo lắng của rất nhiều gia đình bởi nếu không tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng, biếng ăn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ, thường trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Biểu hiện thường thấy là trẻ quấy khóc, không chịu ăn hoặc ăn ít hơn 60% nhu cầu hằng ngày. Thời gian biếng ăn kéo dài trên 1 tháng và kèm theo một số dấu hiệu thiếu dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, còi xương, chậm lớn.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Để chấm dứt tình trạng này, cha mẹ cần phải xác định được đúng nguyên nhân, từ đó có cách phù hợp để giúp trẻ hứng thú hơn với những bữa ăn, thoát khỏi cảnh mỗi bữa ăn là một “trận chiến”. Một số nguyên nhân gây biếng ăn thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Do bệnh lý: thường do một số bệnh như suy dinh dưỡng gây suy giảm hoạt động của các cơ quan
  • Do trẻ không có thói quen sinh hoạt đúng giờ: trẻ con thường hay hiếu động, vì mải chơi mà quên ăn.
  • Do sai lầm của cha mẹ khi cho con ăn: ép con ăn quá nhiều, kéo dài thời gian ăn của con hoặc cho con vừa xem tivi vừa ăn,…
  • Do thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ.

Nhận biết trẻ bị biếng ăn:

  • Thời gian bữa ăn kéo dài quá 30 phút: Thời gian bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, nếu thời gian ăn của trẻ kéo dài quá mức này, trẻ được coi là biếng ăn.
  • Số bữa ăn và lượng thức ăn giảm so với bình thường: Số bữa ăn và lượng thức ăn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, tuy nhiên việc trẻ ăn ít hơn bình thường có thể là biểu hiện của tình trạng biếng ăn. Ví dụ: trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa. Nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc/và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn.
  • Trẻ ăn không ngon miệng, gào khóc, không há miệng, trốn hoặc quay mặt đi.

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Cảnh “chiến đấu” mỗi bữa ăn đã khiến rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, mệt mỏi vì không biết nên làm gì để khắc phục tình trạng này. Nhiều cha mẹ thấy con không chịu ăn, chậm lớn nên càng sốt ruột ép con ăn cho bằng được khiến tình trạng này càng thêm trầm trọng. Để giúp con phát triển tốt và lớn lên khỏe mạnh, Doctor Anywhere xin đưa ra một số gợi ý để cha mẹ khắc phục chứng lười ăn của con.

  1. Luyện tập thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ: khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 3-4 tiếng, thời gian mỗi bữa ăn khoảng 20-30 phút, chỉ uống nước lọc, không ăn vặt giữa các bữa chính và phụ.
  2. Khi ăn cho trẻ ngồi cố định 1 chỗ, không cho trẻ vừa ăn vừa xem TV hay cầm nắm đồ chơi. Khen ngợi khi trẻ tự ăn
  3. Cố gắng tạo bữa ăn sum họp gia đình.
  4. Cho trẻ ăn khi có dấu hiệu đói như rên rỉ, bụng sôi, đòi ăn và ngưng khi có dấu hiệu no như ngậm miệng, gạt thức ăn ra.
  5. Kiên nhẫn khi tập cho trẻ ăn 1 thực phẩm mới: không ép buộc, gây áp lực. Mỗi lần cho ăn 1 lượng nhỏ thức ăn mới kèm với thực phẩm mà trẻ ưa thích. Nói cho trẻ biết về những ưu điểm của thực phẩm mới bằng cách kể chuyện để trẻ hào hứng hơn với bữa ăn.
  6. Lên danh sách cụ thể cho từng bữa ăn hàng ngày trong tuần: nên có 2-3 món trong 1 bữa ăn, chế biến phù hợp cho trẻ ăn: băm nhuyễn, cắt nhỏ, bổ sung các thực phẩm có nhiều sắt và vitamin B như các loại đậu, thịt, hải sản, rau lá xanh và các sản phẩm từ sữa.

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình được kiểm tra, theo dõi thường xuyên bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành từ bệnh viện uy tín với giá phải chăng, không lo chờ đợi, xếp hàng, mua ngay GÓI CHĂM SÓC SỨC KHỎE 1 NĂM – DA CARE. Chương trình khuyến mãi 50% giúp bạn sở hữu gói chăm sóc sức khỏe đặc biệt này chỉ với 500.000VND/năm. Còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay tại link https://bit.ly/2YLLrEu

Link download ứng dụng Doctor Anywhere


 Hotline: 1900 2819
📍 Địa chỉ:
Hà Nội: Số 6A Sơn Tây, phường Điện Biên, quận Ba Đình
TP.HCM: Số 7 đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1