Trước giờ, chu kỳ kinh nguyệt vẫn bị chị em phụ nữ coi là một điều bất tiện với cơ thể, cuộc sống. Nhưng trái lại với suy nghĩ đó, khoa học đã chứng minh chu kỳ kinh nguyệt mang đến cho phái đẹp rất nhiều lợi ích không ngờ như chậm lại quá trình lão hoá, cảnh báo sự thay đổi của sức khỏe. 

Để sống hòa hợp hơn với đặc quyền riêng có của tạo hoá này, hãy cùng Doctor Anywhere tìm hiểu những điều cơ bản về đồng hồ sinh học trong cơ thể chị em phụ nữ nhé!

Ngày 1-3: Kỳ kinh nguyệt bắt đầu

Ngày đèn đỏ bắt đầu, bạn sẽ thấy những cơn đau bụng dưới từ âm ỉ đến khó chịu do tử cung co thắt. Tâm trạng trở nên buồn chán, cơ thể mệt mỏi vì lượng estrogen suy giảm.

Bạn nên:

  • Vận động nhẹ nhàng
  • Hạn chế căng thẳng
  • Giữ ấm vùng bụng
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin E, B1, B6, Omega 3 và Magie để giảm cơn đau khó chịu.

chu kỳ kinh nguyệt

Ngày 4-9: Kết thúc ngày ‘đèn đỏ’

Thời gian đèn đỏ đã hết, lượng estrogen từ từ tăng trở lại, cùng với đó, lượng testosterone tăng lên từ ngày 6-9 giúp bạn cảm thấy tràn trề năng lượng, trở nên lạc quan, vui vẻ như đang dẫn đầu cuộc chơi.

lead-the-game

Đây là lúc bạn nên tận dụng năng lượng tích cực ấy để làm những công việc yêu thích và bứt phá về phía trước.

Ngày 10-13: 

Lượng estrogen tiết ra đạt đỉnh, đây là lúc bạn cảm thấy mình tươi trẻ, nhiều năng lượng và quyến rũ nhất, và cũng là thời gian bạn dễ “lên đỉnh” trong chuyện ấy nhất. 

Bạn lạc quan và cởi mở, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bước ra khỏi vùng an toàn. Nhưng hãy cẩn trọng, đây cũng là thời kỳ dễ thụ thai nếu không sử dụng biện pháp phòng tránh thai.

Ngày 14-18: Giai đoạn rụng trứng

Ngày 14 của chu kỳ là ngày trứng rụng và chỉ tồn tại trong 24 giờ sau khi rụng. Nếu trong 24 giờ trứng không được thụ tinh, trứng sẽ chết. Nếu muốn gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên tìm hiểu vềdấu hiệu rụng trứng, cách tính ngày rụng trứng hay dùng que thử rụng trứng để mau có tin vui.

Từ ngày 15-18, hormone trong cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi đột ngột, dẫn đến tâm trạng ủ rũ, cơ thể mệt mỏi. 

Ngày 19-22: 

Lượng estrogen giảm, testosterone và progesterone tăng, da bạn trở nên nhạy cảm, tiết nhiều dầu hơn, dễ bị kích ứng. Một số phụ nữ sẽ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau bụng, cáu gắt, giận dữ hoặc buồn bã. Tuỳ cơ địa từng người sẽ có các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Bạn nên ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh làm các hoạt động như waxing, xăm bởi cơ thể sẽ cảm nhận cơn đau nhiều hơn vào thời gian này.

Ngày 23-28: 

Đây là khoảng thời gian bạn cảm thấy hội chứng PMS rõ ràng nhất. Lượng progesterone tăng cao tạo cảm giác căng chướng bụng, bạn cảm thấy mình không có ‘mood’ làm việc gì, cơ thể mệt mỏi, cảm xúc thay đổi thất thường và mọi người xung quanh hay hỏi bạn: “Đến kỳ à?”

Dù vậy nhưng bạn có thể vượt qua thời gian này bằng cách tập thể dục, tiết chế lượng đồ uống chứa caffeine, nhiều đường. Hãy nhớ uống nhiều nước, ăn đủ chất, sinh hoạt điều độ và sẵn sàng để….

Bắt đầu một chu kỳ mới!


Tham khảo từ: Glamour, Vinmec. 

Ảnh: Pinterest

Xem thêm:

  • Tránh thai bằng thuốc, tốt hay không?
  • Cách tránh thai cho ai hay quên uống thuốc
  • Quẹt Tinder, đừng quẹt luôn cả STIs