Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành khiến mọi người đều lo lắng tập trung mối quan tâm đến bệnh dịch này mà quên mất rằng một số loại bệnh thường nổi lên vào thời điểm giao mùa cũng đang “rình rập”, là mối nguy hại cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em – một trong số đó chính là bệnh SỐT XUẤT HUYẾT 🦟🦟🦟

Xem thêm:

  • Top 4 bệnh cần chú ý để bảo vệ trẻ giai đoạn giao mùa
  • Phòng bệnh bạch hầu bằng phương pháp tiêm phòng
  • Con biếng ăn, bố mẹ có nên ép?

1. Bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết (còn được gọi là sốt Dengue) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây bệnh.
  • Virus lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian là muỗi vằn.
  • Virus Dengue có 04 chủng huyết thanh khác nhau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Sau khi bị nhiễm virus Dengue chủng nào, người bệnh sẽ tạo miễn dịch với chủng đó suốt đời.

Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm rằng sau khi đã bị sốt xuất huyết thì người bệnh sẽ không bị mắc lại nữa, tuy nhiên các bạn đừng quên mất rằng chúng ta hoàn toàn có thể bị nhiễm những chủng còn lại của virus và mắc bệnh một lần nữa.

2. Các triệu chứng của sốt xuất huyết

Triệu chứng phổ biến

  • Sốt / Sốt rét
  • Đau cơ hoặc đau mỏi khớp hoặc cả hai.
  • Đau đầu
  • Đau sau hốc mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Xuất huyết trên da
  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi

Triệu chứng nặng

  • Li bì hoặc vật vã
  • Da xanh tái
  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Tiểu ra máu

3. Điều trị sốt xuất huyết như thế nào

Nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Bù đủ nước: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường bị sốt cao dẫn đến tình trạng mất nước, vì vậy bạn cần đảm bảo uống đủ nước để bồi hoàn lượng nước, muối, đường bị mất khi bệnh. Trong trường hợp không uống đủ nước, cơ thể thiếu hụt nước, điện giải, bạn cần tìm đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị và chăm sóc kịp thời.

Hạ sốt: sử dụng Paracetamol để hạ sốt. Trong trường hợp sốt cao, cơ thể không đáp ứng Paracetamol, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc khác để hạ sốt, đặc biệt là Ibuprofen (có trong Aspirin, Sotstop,…), bởi thành phần này sẽ khiến mức độ xuất huyết nặng thêm khi bạn bị sốt xuất huyết.

4. Xét nghiệm chẩn đoán Sốt xuất huyết

Xét nghiệm Kháng nguyên Dengue – NS1

Chỉ định từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh. Xét nghiệm này có thể âm tính kể từ ngày thứ 3 trở đi của đợt bệnh (Do lượng kháng nguyên trong máu giảm đi). Cần phối hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán trong trường hợp Dengue – NS1 âm tính từ ngày thứ 3 trở đi của đợt bệnh.

Xét nghiệm kháng thể IgM

Xuất hiện từ ngày thứ 4 -5 của đợt bệnh. Sự xuất hiện của IgM thể hiện sự có mặt của kháng thể kháng Dengue Virus trong giai đoạn cấp của bệnh.

Xét nghiệm kháng thể IgG

  • Lần đầu tiên bị sốt xuất huyết: IgG xuất hiện từ ngày 10-14 của đợt bệnh, có thể tồn tại nhiều năm sau đó.
  • Các lần bị Sốt xuất huyết sau: IgG có sẵn trong máu, tăng lên trong 1-2 ngày đầu.

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết, nên làm cả 3 xét nghiệm trên để chẩn đoán chính xác hơn và không bỏ sót.

5. Kết luận

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh, người bệnh mệt mỏi kéo dài và suy giảm sức đề kháng, chưa kể đến việc tái nhiễm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Mỗi chúng ta không nên chủ quan và phải chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.

🎁 Bạn cũng đừng quên, Doctor Anywhere luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn sức khỏe trực tuyến MIỄN PHÍ cho bạn và tặng ngay 01 thể điện thoại trị giá 50.000VNĐ khi nhập mã DA50VN. Khỏi lo phải tới lui những nơi tập trung đông người mà lại nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa uy tín.

👍 Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại bệnh, cũng như lời khuyên từ đội ngũ bác sĩ uy tín, bạn đừng quên Like fanpage của Doctor Anywhere để đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!


☎ Hotline: 1900 2819